Ngao là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong ngao chứa nhiều vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ va vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như kali, sắt, canxi… ngao giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật một cách rất hiệu quả.
Nghêu xanh phổ biến hơn ở Nhật với tên gọi là nghêu Nhật hoặc người Philippines gọi chúng là nghêu Halaan (Halaan clam). Ở Philippines có món ăn chế biến từ nghêu xanh khá nổi tiếng được gọi là Tinolang halaan (món canh nghêu xanh nấu với gừng, tỏi và hành lá) – tương tự như nghêu hấp sả hay hấp thái quen thuộc ở Việt Nam.
Nghêu xanh có tên khoa học là Venerupis philippinarum, là loài hai mảnh vỏ trong họ nghêu Veneridae. Đây là một trong những đối tượng được thu hoạch, khai thác với sản lượng lớn trên thế giới. Loài nghêu này phân bố khá rộng, chúng là loài bản địa của bờ biển Ấn Độ, Philippines và Thái Bình Dương từ Pakistan và Ấn Độ cho tới Trung Quốc, Nhật Bản và quần đảo Kuril, chúng cũng được du nhập đi nhiều nơi như là một đối tượng thủy sản quan trọng. Loài này chiếm 25% số nhuyễn thể được sản xuất thương mại trên thế giới, chúng được coi là một sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
Cũng như các loài nghêu biển Việt Nam, thịt nghêu xanh có vị ngọt đậm đà, chủ yếu dùng cho các món hấp, xào hoặc nấu cháo, nấu canh.
Đa phần các loài nghêu nằm sâu trong lòng cát hoặc sống trong môi trường cát pha bùn, đòi hỏi người đi cào nghêu phải dùng liềm, cuốc, ngâm mình dưới làn nước biển. Lúc người cào nghêu đứng thì nước ngập ngang đầu gối, lúc ngồi mò nghêu thì nước ngập ngang cổ. Tay họ mò mẫm dưới làn nước biển để bắt nghêu, lúc nào người cũng ướt sũng. Một chiếc cào, chiếc nón lá để đội trên đầu. Tiếng sóng biển rì rào, tiếng sột soạt của nghêu và cả tiếng bước chân lội sóng của người cào nghêu, thật sinh động.
Ấy là mò nghêu dưới nước. Khi con nước rút, bờ cát phẳng lặng họ lại cào nghêu trên mặt cát, ai nấy cứ thế mà đi thụt lùi dần về phía sau, hết cồn này đến bãi cát khác. Đến lúc quần áo họ đã khô lúc nào cũng không hay. Không biết từ bao giờ, nghề cào nghêu đã trở thành một nghề của người dân ven biển không có việc làm cố định. Chỉ cần một cái sào dài gần 2 mét, tuỳ thuộc vào sức người, nếu người nhỏ, thấp thì sào ngắn hơn (khoảng hơn một mét), trên đầu sào gắn lưỡi sắt, sau lưng là chiếc xô hoặc bao bì để đựng nghêu. Nghề cào cũng gian truân, vất vả, phơi mình dưới gió, nắng và cả đêm hôm khuya khoắt. Sáng sớm, dọc bãi biển, có tới hàng trăm người lom khom, ngụp lặn theo sóng, ngập mình trên những bãi cát để tìm nghêu. Dẫu trưa hè nắng như đổ lửa, những gương mặt khắc khổ vẫn miệt mài “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” tìm nghêu, với mong muốn kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Món nghêu hấp, cách chế biến khá đơn giản. Nghêu sau khi mua về, ngâm rửa sạch cho nhả hết cát. Sả, gừng đập dập thái lát cho vào nồi hấp chung với nghêu. Khi có mùi thơm của nghêu, gừng, sả toả ra là lúc nghêu vừa chín tới, lấy đũa đảo qua, nêm gia vị vừa miệng, rồi đến lúc ăn chấm với nước chấm đã pha sẵn, đã có một món nghêu hấp tuyệt ngon.
Còn cháo nghêu là món bổ dưỡng, khâu chế biến càng dễ hơn. Tách nghêu, rạch bỏ chất bẩn, rồi đem ướp với gia vị, đập hành tăm, xào nhanh trên chảo. Chọn gạo dẻo, được vo sạch, để ráo và đun sôi với nước, lửa không quá to, lúc gạo nở hết, cho nghêu vào, khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn. Múc cháo vào bát, rắc thêm chút hạt tiêu, mùi, hành là được… Trong các bữa cơm gia đình, chỉ cần một bát canh nghêu nấu với rau vặt hay canh nghêu nấu khế là đủ. Món nghêu dân giã, rẻ tiền nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng, ấm lòng những bữa cơm đoàn tụ ngày trở về.
TIÊN HẢI SẢN
Hotline: 0977270006 (7h30-20h30 từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)
Địa chỉ: 19 Quang Trung, Đắk Mil, Đắk Nông (Xem chỉ đường)
minh thư –
Nghao này hấp ngon lắm.